Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 10, 2016

Phát triển du lịch thành phố Bến Tre giai đoạn 2016-2020

Hình ảnh
Đây là sự quyết tâm của các cấp, các ngành tại TP.Bến Tre về lĩnh vực phát triển du lịch trên địa bàn thành phố nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ thành phố Bến tre lần thứ XI nhiệm kỳ 2015-2020. Thành phố Bến Tre là một trong những thành phố trẻ, năng động; du lịch đang trên đà phát triển. Nếu tính từ năm 2000 trở về thập niên 80 của thế kỷ XX thì du lịch chỉ trong phạm vi phục vụ khách Trung ương, khách các tỉnh thành bạn đến hội họp, quan hệ công tác trên địa bàn tỉnh; chưa có các loại hình khám phá, trải nghiệm, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí,... bởi lúc bấy giờ đời sống người dân nơi đây còn nhiều khó khăn sau chiến tranh; các điều kiện tập trung cho việc xây dựng và sinh kế trong phát triển nông nghiệp, dịch vụ thương mại là chính; du lịch vẫn còn trong phạm vi tiềm ẩn đang chờ cơ hội. Mãi đến những năm 2000 - 2004 thì nhu cầu phát triển về du lịch trên địa bàn huyện Châu Thành, tại các xã như Tân Thạch, Quới Sơn dần dần tự phát do những nhà lữ hành đặt tại Tiền Giang

Điểm nhấn du lịch Bến Tre tại Hội thảo khoa học quốc tế về các loại hình du lịch hiện đại

Hình ảnh
Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn và Trường Đại học Charles De Gaulle - Lille 3 (Pháp) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học Quốc tế với chủ đề “Các loại hình du lịch hiện đại” trong 2 ngày 20 và 21/10/2016 tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là một sự kiện học thuật có tính kết nối cao khi có sự tham gia của các thành viên trong ban tổ chức và các tác giả của Hội thảo Khoa học cấp tỉnh “Du lịch biển góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục và phát triển kinh tế - xã hội huyện Thạnh Phú” đến từ Bến Tre.  Hội thảo đã ghi nhận 1 điểm nhấn của Du lịch Bến Tre với bài trình bày “Phát triển du lịch làng nghề tỉnh Bến Tre (nghiên cứu nghề nấu rượu Phú Lễ huyện Ba Tri” của TS. Mai Mỹ Duyên (ĐH Trà Vinh) và Ths Bùi Hữu Nghĩa đến từ Ba Tri. Các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu, các doanh nhân du lịch trong nước và quốc tế tham dự Hội thảo đã được giới thiệu một bức tranh toàn cảnh về làng nghề nấu rượu Phú lễ nổi tiếng ở Bến Tre; Phú Lễ đại diện cho loại hình du lịch làng nghề, du lịch cấp địa

Du lịch Hưng Phong cần các lữ hành kết nối để phát triển

Hình ảnh
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Giồng Trôm, ông Nguyễn Minh Trung đã đặt kỳ vọng như thế tại hội nghị phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Hưng Phong (Giồng Trôm) vào giữa tháng 10/2016. Tham dự hội nghị còn có lãnh đạo phòng Nghiệp vụ Du lịch, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bến Tre, lãnh đạo UBND 02 xã Hưng Phong và Sơn Phú, lãnh đạo 9 doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành du lịch trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cùng các hộ dân muốn tham gia làm du lịch cộng đồng tại 02 xã Hưng Phong và Sơn Phú.  Quang cảnh cuộc hội nghị phát triển du lịch sinh thái cộng đồng Hưng Phong Trong thời gian qua, du lịch Hưng Phong có nhiều tiềm năng, các hộ gia đình có tâm huyết để làm du lịch, luôn tranh thủ nhiều nguồn hỗ trợ, các chương trình khảo sát xây dựng điểm đến Huyện, xã đã hỗ trợ các hộ dân, đưa các hộ dân đi khảo sát, học tập mô hình làm du lịch cộng đồng ở Vĩnh Long, Châu Thành (Bến Tre) để học tập cách làm du lịch cộng đồng tại Giồng Trôm. H

Kinh doanh dịch vụ ngủ nhà dân (Homestay) - Đôi điều cần biết

Hình ảnh
Dịch vụ ngủ nhà dân (Homestay) là một thị trường riêng trong ngành du lịch ở Việt Nam, nếu phát triển đúng hướng và dựa vào thị trường, thì homestay là sự lựa chọn sinh kế bền vững, góp phần bổ sung nguồn thu nhập và giao lưu văn hóa cho cộng đồng cư dân để cuộc sống sung túc hơn. Khách du lịch đến ở homestay muốn được trải nghiệm cuộc sống làng quê, văn hóa, phong tục tập quán của người dân địa phương và tận hưởng môi trường thiên nhiên. Đây là mong muốn chung của hầu hết khách du lịch đến homestay. Vì thế, khách  du lịch cần một loạt  dịch vụ trong khi đi nghỉ  như: Phương tiện đi lại, tham quan cảnh quan thiên nhiên, thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí và chỗ ở qua đêm cũng như ẩm thực địa phương. Để đáp ứng nhu cầu cho du khách sử dụng dịch vụ ngủ nhà dân, các hộ kinh doanh homestay cần cung cấp một số tiện nghi để du khách trải nghiệm homestay hài lòng như:  • Phòng ngủ từ 8-10m 2 , thông thoáng, đèn chiếu sáng, quạt điện, giường đơn hoặc đôi. • Phòng tắm khoảng 3m 2 , tường và sàn lát

Du lịch Bến Tre trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương

Hình ảnh
Thực hiện quan điểm tại Đại hội XII của Đảng, “phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao,...”, đó là quan điểm phát triển chung của cả nước. Bến Tre góp phần triển khai thực hiện để phát triển ngành du lịch thành kinh tế quan trọng của tỉnh từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Thực trạng và định hướng phát triển du lịch Bốn cửa sông lớn của dòng sông Mêkông (sông Cửu Long) là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên đã bồi đắp hình thành nên tỉnh Bến Tre. Từ những năm 2009 trở về trước, muốn đến Bến Tre hay Bến Tre đi ra ngoài tỉnh phải mất nhiều thời gian do giao thông trắc trở bởi còn ngăn sông - lụy phà; từ đó mà kinh tế, xã hội phát triển chậm so với các tỉnh, thành trong khu vực. Khi Cầu Rạch Miễu bắt ngang sông Tiền; cầu Hàm Luông khánh thành; lúc bấy giờ Bến Tre không còn là tỉnh lẻ; các khu công nghiệp mọc