Sự Tích Đua Ghe Ngo
Việc đua Ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ đã được hình thành từ lâu đời trên vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.Trong ngày này thường gắn liền với lễ hội Ok Om Bok, diễn ra hằng năm, khi mùa mưa sắp kết thúc, nước bắt đầu rút. Đối với đồng bào Khmer ở Nam Bộ thì chủ yếu là làm nông nghiệp trồng lúa nước chính vì điều kiện đời sống luôn phụ thuộc vào thiên nhiên sông nước nên người Khmer luôn quan niệm có thần sông, thần mưa, thần gió, thần mặt trăng,..và họ phải có nghĩa vụ đền đáp sự che chở giúp đỡ các tất cả các vị thần. Cho nên đua ghe Ngo cũng bắt nguồn từ lễ đưa nước, lễ tạ ơn trời đất sau một vụ mùa thắng lợi.
Ngoài ra sự tích đua ghe Ngo còn bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Sau đây là một trong các kể thường được đồng bào Khmer Nam bộ thường được truyền tai nhau kể:
Ngày xưa vùng đất sông nước này bà con thường làm việc thiện giúp đỡ mọi người. Bà con tạo điều kiện thuận lợi cho các vị sư trong những lúc khó khăn để tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật. Nhất là giúp các vị sư khi đi khất thực. Vì hằng ngày các vị sư đi khất thực rất xa ngôi chùa nên những khi trời mưa gió thường không trở về chùa kịp giờ ngọ.
Một hôm, gần đến giờ ngọ, bỗng nhiên trời đổ mưa to, gió lớn, nước nỗi mênh mông. Các vị sư không thể trở về chùa kịp giờ ngọ. Thấy vậy, đồng bào phật tử trong phum đua nhau ngả cây đóng thành bè để đưa các vị về cho kịp độ buổi trưa. Nước mỗi lúc một dâng lên cao, việc làm bè trở nên cấp bách.
Theo quan niệm của phật tử đạo Phật thì ai làm việc thiện, nhất là giúp được các vị sư vượt khó khăn, thử thách người đó sẽ có nhiều phước. Do đó, ai làm bè nhanh, đưa được nhiều vị sư về đến chùa an toàn, kịp giờ ngọ thì sẽ được phước nhiều. Cho nên, mọi người thi nhau làm bè, bơi thật nhanh, khéo đưa các vị sư trở về chùa đúng lúc.
Để nhớ lại ngày đưa các vị sư vượt qua mưa to, gió lớn, về đến chùa an toàn, đồng bào Khmer đều có tổ chức đua ghe Ngo trên sông hằng năm.
Càng về sau, những chiếc ghe, bè đưa rước đó được cải tiến dần dần, có hình thù đẹp, thon dày tạo dáng như con gắn, gọi là "tuk ngo" - ghe ngo.
Ngày nay, chiếc ghe thường được làm bằng cây sao, bề ngang độ 1,2m, chiều dày trên 20m, có sức chứa từ 40 đến 50 người. Đầu ghe thường vẽ hình các con thú dũng mãnh như: Sư tử, rồng, voi hoặc chim công,...vừa tượng trưng, vừa biểu hiện cho sức mạnh.
(Sơn phước Hoan - Sơn Ngọc Sang, Chuyện kể
Khmer, tập 5, Nhà xuất bản giáo dục)
Nhận xét
Đăng nhận xét