Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định được công nhận di tích lịch sử

Ngày 06/01/2015, là ngày tỉnh Bình Phước tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng tỉnh Phước Long; là tỉnh được giải phóng đầu tiên của Nam bộ 6/01/1975 - 6/01/2015 (thị xã Phước Long hiện nay). Ông Trần Ngọc Tam, UV BTV Tỉnh ủy- Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre đã đến dự. Nhân dịp nầy cũng được Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước hướng dẫn đến viếng thăm vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định tọa lạc tại phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước cách tỉnh lộ ĐT741 2,5km.

Đây là di tích “Vườn cây lưu niệm bà Nguyễn Thị Định” được công nhận theo Quyết định số 3143/QĐ-UBND ngày 12/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước xếp hạng di tích cấp tỉnh. Di tích mang dấu tích lưu niệm bà Nguyễn Thị Định có giá trị về lịch sử, di tích ghi dấu trong suốt quá trình hoạt động cách mạng của Bà Nguyễn Thị Định tại Phước Long.

Nữ Tướng Nguyễn Thị Định là một nữ tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, được nhân dân thường gọi với một tên thân thương là Cô Ba Định, là người con của quê hương Đồng Khởi Bến Tre. Trong tham gia kháng chiến Cô Ba có bí danh là Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất và Ba Hận. Cô Bích Vân đã tham gia cách mạng năm Người 16 tuổi (1936), được sự dìu dắt của người anh ruột là Nguyễn Văn Chẩn đã tham gia phong trào Đông Dương Đại Hội như đi liên lạc, rải truyền đơn, vận động bà con chống sự áp bức ở địa phương,... Năm 1938, Cô Bích Vân được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1940, chồng Cô bị địch bắt đày đi Côn Đảo và hy sinh ở đó. Trong thời điểm nầy cũng là lúc Cô sinh người con đầu tiên mà phải đành gửi con lại quê nhà cho người thân để tham gia phong trào Đông Dương. 

Nữa năm sau Cô Ba Hận cũng bị giặc Pháp bắt giữ và biệt giam tại núi Bà Rá; tỉnh Sông Bé (nay nơi đây là thị xã Phước Long thuộc tỉnh Bình Phước). Ba năm tù cũng là ba năm họat động kiên cường, bất khuất của người chiến sĩ cộng sản Việt Nam, của người con quê hương Bến Tre trong nhà tù giặc Pháp tại Bà Rá - Phước Long. 

Trong những tháng ngày ở nhà tù Bà Rá, giặc pháp bắt Bà Ba Định tham gia lao động ở trại canh nông nằm trên một dãy đồi cạnh núi Bà Rá; sau những giờ lao động trở về dãy đồi bên để ăn và nghỉ trưa; những lúc nghỉ ngơi của tù nhân thì Bà vẫn lạc quan tranh thủ trồng cây và chăm sóc cây như: Khế, vú sửa, ổi, mận,…. Qua thời gian dài do không được bảo quản chăm sóc nên một số cây của Bà trồng đã bị chết và một số bị bứng đi nơi khác để trồng; hiện chỉ còn lại hai cây khế và hai cây vú sữa. Cũng nơi đây là nơi được công nhận là di lích lịch sử “Vườn cây lưu niệm Bà Nguyễn Thị Định”.
Ông Trần Ngọc Tam, UVBTV - PCT Ủy ban nhân dân tỉnh chụp ảnh lưu niệm bên cây khế trên 70 năm tuổi do Cô Ba Định trồng tại Phước Long
Trong khu di tích nầy, hai cây khế nằm ở phía tây, còn hai cây vú sữa nằm ở phía đông trên khu đất có diện tích 9.000 m2 được rào bọc xung quanh bằng dây thép gai. Tỉnh Bình Phước đang có hướng quy hoạch mở rộng khu vực lên 5,37 ha để trùng tu, tôn tạo ngang tầm với khu di tích. Tính đến nay hai cây khế và hai cây vú sữa đã hơn 70 năm tuổi; thân cây to có đường kính gần 01m, chu vi thân khoảng 3m, tán lá xum xuê rộng khoảng 20m, hàng năm vẫn đơm hoa kết trái. Hai Cây khế được chống đỡ bằng thép có kết cấu đế bê tông chống ngã; hai cây vú sữa được xây bờ kè, đổ đất chống xói mòn để bảo quản nơi đất đồi đầy suối thác. 
Ông Trần Ngọc Tam, UVBTV - PCT Ủy ban nhân dân tỉnh (bìa phải) cùng đoàn thăm giếng bên cây vú sữa trên 70 năm tuổi do Cô Ba Định trồng tại Phước Long
Để xứng tầm với giá trị di tích, ông Trần Ngọc Tam có ý kiến trao đổi cùng đoàn hướng dẫn của tỉnh Bình Phước rằng trong thời gian tới khi Tỉnh Bình Phước triển khai phương án trùng tu mở rộng khu di tích; tỉnh Bến Tre sẽ chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp hỗ trợ nhằm hoàn thiện khu di tích lưu niệm bà Nguyễn Thị Định, một nữ tướng của Quân đội Nhân dân Việt Nam, một người con của quê hương Đồng Khởi Bến Tre; đồng thời tạo sự gắn kết tình nghĩa giữa hai tỉnh Bình Phước - Bến Tre./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Bảng chữ cái Khmer

Xe khách

Chùa Mỹ Văn