Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2016

Vài nét về hệ thống di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Long An

Hình ảnh
Long An có đồng ruộng phì nhiêu, bao la bát ngát là tài nguyên vô giá để sản sinh những hạt lúa vàng, góp phần tạo nên ấm no cho xã hội. Cư trú trên mảnh đất này một cộng đồng người cần cù, sáng tạo, kiên cường, dũng cảm nhưng cũng rất nhân hậu, thủy chung. Ngót ba thế kỷ qua, các thế hệ người Long An đã sáng tạo và truyền lại những giá trị văn hóa vô cùng quý giá. Trong kho tàng di sản văn hóa ấy, các di tích lịch sử - văn hóa là nơi ghi dấu những cột mốc quan trọng trong quá trình chinh phục thiên nhiên, bảo vệ quê hương đất nước, xây dựng và phát triển đời sống vật chất, tinh thần, mang sắc thái riêng của cộng đồng cư dân Long An.  Để bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa nói riêng, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, tỉnh Long An đã nỗ lực rất lớn để ngăn chặn sự xuống cấp của di tích, đồng thời bảo vệ tính toàn vẹn và nguyên gốc của di tích trước tác động của tự nhiên và con người. Đồng thời, tỉnh cũng đã phát huy cao độ nhữn

Phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, Hướng đến phát triển du lịch bền vững ở Bến Tre

Hình ảnh
Hiện nay, Bến Tre có 43 di tích được xếp hạng trong đó có 16 di tích cấp quốc gia (có 02 di tích đã được Ủy ban nhân dân tỉnh trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa xem xét cho lập hồ sơ khoa học đề nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt: Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu và di tích Đồng Khởi Bến Tre) còn lại là các di tích cấp tỉnh và Khu lưu niệm nữ tướng Nguyễn Thị Định, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Khu lưu niệm Nguyễn Thị Định Nhìn chung, di tích ở Bến Tre đa dạng về loại hình và được phân bố đều khắp các huyện, thành phố trong tỉnh duy chỉ có huyện Chợ Lách là chưa có di tích nào được xếp hạng. Tuy nhiên, qua kiểm kê di tích năm 2015, Ban Quản lý Di tích cùng với phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chợ Lách bước đầu phát hiện và thống nhất về ba công trình, địa điểm có đủ tiêu chí có thể đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh trong thời gian tới, đó là: Nhà bia Trương Vĩnh Ký (xã Vĩnh Thành), Nơi thành lập chi bộ Đảng đầu ti

Trà Vinh - Vùng đất giao thoa giữa đồng bằng và biển

Hình ảnh
Trà Vinh là miền đất trù phú, không chỉ thuận lợi về phát triển nông nghiệp, kinh tế biển…, mà còn có tiềm năng phong phú để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh. Toàn cảnh chùa Hang ở Trà Vinh - kiến trúc đặc trưng văn hóa dân tộc Khmer Là tỉnh Duyên hải thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, tiếp giáp với các tỉnh Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, tỉnh Trà Vinh có vị trí khá thuận lợi cho lưu thông, khi chỉ cách TP.HCM 130 km theo Quốc lộ 60 và cách TP. Cần Thơ 100 km theo Quốc lộ 54. Diện tích tự nhiên của Trà Vinh là 2.341 km2, dân số trên 1,1 triệu người, với 3 dân tộc chính cùng sinh sống là: Kinh, Khmer, Hoa, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số. Tỉnh có 65 km bờ biển, thuận lợi cho kinh tế biển như nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và du lịch biển, kết hợp khám phá bản sắc văn hóa của địa phương. Tiềm năng du lịch còn nhiều Trà Vinh là tỉnh mưa thuận gió hòa, là vùng đất mang nét đặc trưng cho sự giao thoa chuyển v

Đón nhận bằng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền thờ Trương Tấn Bửu

Hình ảnh
Sáng ngày 17/4/2016, tại xã Hưng Nhượng, UBND huyện Giồng Trôm long trọng tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền thờ Trương Tấn Bửu.  Đền thờ Trương Tấn Bửu tọa lạc tại ấp Hưng Hòa Đông, xã Hưng Nhượng. Đây là một di tích thuộc loại hình lưu niệm danh nhân. Trương Tấn Bửu, là người con sinh ra ở làng Hưng Lễ, tổng Bảo Phước, tỉnh Vĩnh Long nay thuộc xã Hưng Nhượng, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Là con thứ tư của ông Trương Tấn Khương và bà Trần Thị Nghĩa. Ông là một danh tướng dưới triều nhà Nguyễn, vốn rất giỏi võ nghệ, tánh tình trầm tĩnh, hào hiệp, theo phò Chúa Nguyễn lập nhiều công lớn. Đặc biệt là dẹp loạn bọn cướp biển “giặc Ô Tàu”, ông đã giao tranh với bọn giặc Ô Tàu, Thổ phỉ ba mươi sáu trận, bình yên Hải phỉ và Thổ phỉ cho nhân dân được an cư lạc nghiệp, được nhà Nguyễn tin dùng, phong chức Trung quân phó tướng Long Vân Hầu. Không chỉ giỏi về việc binh, ông còn có đầu óc mở

Để tiềm năng du lịch trở thành hiện thực

Hình ảnh
Tiềm năng và lợi thế du lịch của Cụm liên kết 5 tỉnh phía đông Đồng bằng sông Cửu Long Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An đã được nhiều chuyên gia du lịch khẳng định.  Tài nguyên du lịch tự nhiên của cụm liên kết du lịch nằm trọn trong châu thổ đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống kênh rạch chằng chịt được điểm xuyến nhiều cù lao xanh tươi, vườn cây trái sum suê, đồng ruộng thẳng cánh cò bay. Vùng đất rất đa dạng về sinh học, có lịch sử hào hùng hòa quyện vào văn hóa khẩn hoang Phương Nam, khí hậu ấm áp cùng cảnh quan thơ mộng và người dân thật thà, mến khách. Sông nước Xứ Dừa xanh tươi, thơ mộng Nhưng, tài nguyên sông nước miệt vườn này vẫn chưa thực sự được đánh thức. Thường thì, các tỉnh chỉ chăm chút vào các tuyến du lịch nội tỉnh riêng lẻ, cục bộ và các doanh nghiệp cũng thiếu liên kết cùng phát triển. Sản phẩm du lịch từng tỉnh đơn điệu nên kém thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng. Công tác xúc tiến, quảng bá của các địa phương còn hạn chế, chưa đi vào chiề

Hoạt động xúc tiến du lịch năm 2016 của năm tỉnh liên kết

Hình ảnh
Ngày 22 tháng 4 năm 2016, tại Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch tỉnh Tiền Giang (đơn vị Cụm trưởng năm 2016) đã có cuộc họp thống nhất công tác liên kết hoạt động xúc tiến du lịch cụm phía Đông duyên hải Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm các Trung tâm Xúc tiến Đầu tư - Thương mại và Du lịch Tiền Giang, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh và Trung tâm Xúc tiến Du lịch Long An. Quang cảnh buổi họp Các Trung tâm đã thống nhất phối hợp tham gia các sự kiện xúc tiến trong năm 2016 như: Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh (3/2016 đã thực hiện), Hội Chợ Du lịch Quốc tế Đà Nẵng vào tháng 6/2016, Hội Chợ Du lịch quốc tế ITE thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 9/2016, Riêng Hội chợ Điểm hẹn Sông Vàm tại Long An và Lễ hội Ok Om Bok tại Trà Vinh sẽ không tham gia theo kế hoạch do có sự thay đổi của địa phương. Ngoài ra sự kiện Diễn đàn kinh tế ĐBSCL - MDEC tại Hậu Giang, các Trung tâm Xúc tiến Du lịch của cụm sẽ tham gia chung gian hàng về thành tự

Lợi thế cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái Xứ Dừa trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Hình ảnh
Với nét đặc thù hiện có của Bến Tre trong vùng ĐBSCL, năm 2015 Bến Tre đã đón nhận một triệu lượt khách trong và ngoài nước đến với quê hương Xứ Dừa, tăng bình quân hằng năm là 13%/năm so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách quốc tế chiếm 42%; ước đến năm 2020 Bến Tre đón 1,7 triệu lượt khách; đó là một con số đầy lý tưởng cho đầu tư phát triển du lịch của tỉnh Bến tre trong thời gian tới. Bến Tre có những điểm tương đồng của văn hóa vùng ĐBSCL, là vùng trũng, được thiên nhiên ưu đãi với hệ thống sông ngòi chằng chịt; tuy nhiên với vườn dừa bạt ngàn gần 70.000ha và trên 33.000ha vườn cây ăn trái đã phủ kín một màu xanh trãi khắp ba dãy cù lao tạo nên một nét đặc trưng riêng của quê hương Xứ Dừa đem lại thương hiệu “du lịch sinh thái sông nước miệt vườn Xứ Dừa” mà không thể trùng lắp nơi đâu. Đặc biệt hơn là du lịch sinh thái vùng ngập mặn (Du lịch biển) của hai huyện Thạnh Phú và Ba Tri tạo ra sản phẩm du lịch tiềm năng của cụm liên kết phía Đông duyên hải đồng bằng sông Cửu Long (ĐBS

Thế mạnh lữ hành Bến Tre và Cụm Du lịch năm tỉnh phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long

Hình ảnh
Năm tỉnh du lịch liên kết phía đông ĐBSCL: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh giữa 2 sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và Trà Nóc (Thành phố Cần Thơ); nằm gọn trong 6 nhánh sông đổ ra biển Đông thông qua Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên thuộc sông Tiền và cửa Cung Hầu sông Hậu của dòng sông Mêkông và nơi có thể xem là vùng đất đa dạng sinh học (gồm sinh thái mặn, lợ và ngọt), có nhiều đồng lúa bát ngát, vườn cây trái sum sê, khí hậu ấm áp với hai mùa mưa, nắng cùng cảnh quang thơ mộng và người dân rất hiền hòa, mến khách.  Tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa vùng miền Tài nguyên du lịch tự nhiên quan trọng nhất của đồng bằng sông Cửu Long là sông nước, miệt vườn gắn với hệ thống kênh rạch chằng chịt, các cồn, cù lao, miệt vườn, đồng ruộng và vườn cây ăn trái. Đây có thể coi là tài nguyên du lịch đặc thù nhất của vùng. Tiêu biểu là: cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy (Bến Tre), cồn Thới Sơn (Tiền Giang) hay cù lao Bình Hòa Phước (Long Hồ, Vĩn