Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 1, 2013

Chùa Bông Thành

វត្ត ពោធិបឹង ខ្នាច់ទទឹង Wat K'nach Thô Thưng hay Chùa Bông Thành có pháp danh:  Bodhipin được xây dựng năm 1932 tọa lạc tại ấp Bông Thành, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh, trên khuôn viên rộng 19.000 mét vuông.

Chùa Ba Khúp

វត្ត សត្ថារិនទី ប្រខុប Wat BroKhup hay Chùa Ba Khúp có pháp danh: Satharinadi, được xây dựng năm 1872 trên diện tích rộng 51.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Sóc Ớt, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Tháp

វត្ត ចន្ទគិរីឧត្តុង្គមានជ័យ ជ្រៃតាសូ Wat Chrây Tà Sô hay Chùa Tháp có pháp danh: Candagiriu TTungamanjay, được xây dựng năm 1896 trong khuôn viên rộng 19.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Gò Sai, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Lớn

វត្ត អរិយធម្មវង្សាភូមិដូនជ័យបាហារី ធំ Wat Thum hay Chùa Lớn có pháp danh: Arayadhammavansabhumi Tunjaypahari được xây dựng năm 1881 trên khuôn viên rộng 75.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Thốt Lốt, xã Ngũ Lạc, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

Sự Tích NeakTà

     Ngày xưa có một gia đình giàu có nhất trong vùng sinh được một cậu con trai, cha mẹ cậu ấy rất mực thương yêu, cưng chìu cậu quý tử. Khi tuổi đã trưởng thành, hai đấng sanh thành ước có cháu nội nên hỏi ý con trai về việc lập gia đình. Nhưng cậu con trai này từ chối nói rằng chưa muốn lập gia nhưng một thời gian sau suy nghĩ lại, cậu cảm thấy thương cha mẹ nên chìu ý để cưới vợ. Được tin cha mẹ mừng gỡ, liền nhờ người mai mối và sắm lễ vật để hỏi cưới cho chàng một cô vợ. Khi cưới vợ về, đã vài năm nhưng vẫn chưa có cháu, ông bà mong muốn có cháu nội nên đã cưới thêm một cô vợ cho con trai. Rước dâu thứ hai về gia đình, đầu tiên thì vẫn sống bình thường và đầm ấm nhưng vài năm sau cô vợ nhỏ sinh được một cậu con trai. Khi được như ý thì ông bà đối xử có phần thiên vị, cha mẹ chồng tỏ ra quan tâm cô vợ nhỏ nhiều hơn, nên cô dâu lớn kết thù giao oán rằng kiếp sau sẽ trả thù cô vợ nhỏ. Đến kiếp sau, cô vợ lớn đầu thai thành con mèo, cô vợ nhỏ đầu thai thành con gà. V

Phong Tục Hôn Nhân Của Dân Tộc Khmer Nam Bộ

Với 54 dân tộc anh em đã và đang cộng cư trên cùng lãnh thổ Việt Nam. Nếu nói lãnh thổ Việt Nam là một khu vười hoa xanh tươi tốt bởi những sắc màu văn hóa dân tộc thì nền văn hóa riêng của mỗi dân tộc là một bông hoa khoe sắc trong khu vườn đó. Nếu nói Việt Nam là một đại gia đình thì mỗi dân tộc là một người con, là anh em tốt cùng chung tay xây dựng một gia đình phép màu đẹp đẽ bởi những nền văn hóa độc đáo riêng của mình. Trong đất nước Việt Nam nói chung, vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng thì dân tộc Khmer có một nền văn hóa khá đặc trưng. Ở nơi đó, chúng ta sẽ tìm thấy được sự bình an, êm ấm, dịu hiền của con người thật thà, chân lắm tay bùn ấy. Cũng ở đó, ta sẽ tìm thấy được sự yên vui, trẻ trung qua những điệu múa, bài hát, sự phước lành qua các lễ hội diễn ra quanh năm, suốt mùa ấy và luôn được tổ chức mọi nơi từ trong chùa đến các Phum, các Sróc. Trong các lễ hội đó, thì lễ cưới của người Khmer được tổ chức rất riêng biệt và có phần rất đặc trưng. Trong lễ này chúng ta s

Senl Đôlta Của Dân Tộc Khmer Nam Bộ

     Senl Đôlta là lễ Cúng ông bà của dân tộc Khmer Nam bộ được tổ chức vào tháng 9 âm lịch (tháng 10 dương lịch). Theo truyền thống:      Dân tộc Khmer xưa không có thói quen tổ chức ngày giỗ hàng năm vào ngày mất của người quá cố trong thân tộc như dân tộc Kinh, dân tộc Hoa, mà việc đền ơn đáp nghĩa, báo hiếu tổ tiên, người dưỡng dục sinh thành đều tập trung tế lễ trong 03 ngày từ ngày 29 tháng 08 đến ngày mùng 1 tháng 09 âm lịch. Trong ngày này người Khmer gọi là Pithi Senl Đôlta (lễ cúng tổ tiên).       Ba ngày lễ mang 3 ý nghĩa khác nhau: ngày thứ nhất là ngày nghênh tiếp tổ tiên, ngày thứ 2 là ngày lưu giữ tổ tiên, ngày thứ 3 là ngày đưa tiễn tổ tiên; cả 3 ngày này đều được tổ chức rất linh đình, ngày nào cũng tế lễ tụng kinh cầu siêu cầu phước cho những linh hồn đã quá cố.     Ngày thứ nhất :đây là ngày quan trọng nhất trong Pithi Senl Đôlta , các thành viên trong gia đình phải có mặt đầy đủ tiếp đón vong linh quá cố trong thân tộc.Việc làm đầu tiên của họ là dọn dẹp bàn thờ Phậ

Sự Tích Chôl Chnam Thmây

       Chôl Chnam Thmây tức là "Vào năm mới" của dân tộc Khmer, lễ được diễn ra vào ngày 13, 14 và 15 tháng tư hàng năm và ngày lễ chính là ngày   13 tháng 04, nếu năm nhuần là ngày 14 tháng 04 theo dương lịch. Lễ Chôl Chnam Thmây được bắt nguồn từ sự tích:        Ngày xưa, có cậu bé tên Thom Ma Bal rất thông minh, lúc lên bảy đã biết đem sự hiểu biết của mình truyền bá cho mọi người. Dân chúng thán phục và rất thích nghe chàng thuyết giảng.        Tiếng đồn về tài trí của Thom Ma Bal ngày càng lan rộng, chẳng mấy chốc đã vang tận thượng giới. Các vị thần cũng xuống trần gian xin nghe Thom Ma Bal thuyết giảng. Do vậy, những buổi thuyết giảng của vị thần KaBưl MaHaPrum (Phạm Thiên) trên thượng giới ngày càng vắng vẻ.       Thần KaBưl MaHaPrum vốn rất có uy thế trên thượng giới. Nay thần nghe ở dưới trần gian có kẻ hơn mình nên lấy làm ranh tỵ. Thần cho gọi hết tất cả các vị thần trở về, cấm không được xuống trần gian nghe thuyết giảng. Đồng thời thần tìm cách thử tài Thom Ma B

Sự Tích Đua Ghe Ngo

    Việc đua Ghe ngo của đồng bào dân tộc Khmer  Nam Bộ đã được hình thành từ lâu đời trên vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long.Trong ngày này thường gắn liền với lễ hội Ok Om Bok, diễn ra hằng năm, khi mùa mưa sắp kết thúc, nước bắt đầu rút. Đối với đồng bào Khmer ở Nam Bộ thì chủ yếu là làm nông nghiệp trồng lúa nước chính vì điều kiện đời sống luôn phụ thuộc vào thiên nhiên sông nước nên người Khmer luôn quan niệm có thần sông, thần mưa, thần gió, thần mặt trăng,..và họ phải có nghĩa vụ đền đáp sự che chở giúp đỡ các tất cả các vị thần. Cho nên đua ghe Ngo cũng bắt nguồn từ lễ đưa nước, lễ tạ ơn trời đất sau một vụ mùa thắng lợi.      Ngoài ra sự tích đua ghe Ngo còn bắt nguồn từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Sau đây là một trong các kể thường được đồng bào Khmer Nam bộ thường được truyền tai nhau kể:       Ngày xưa vùng đất sông nước này bà con thường làm việc thiện giúp đỡ mọi người. Bà con tạo điều kiện thuận lợi cho các vị sư trong những lúc khó khăn để tỏ tấm lòng thành kính của

Chùa Sóc Ruộng

វត្ត រោងពិសីជ័យឧត្តម រោងវាល Wat Rôn Vel - chùa Sóc Ruộng có pháp danh: Ronbisijayu TTama, được xây dựng năm 1783 trong khuôn viên rộng 15.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Sóc Ruộng, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Chông Bát

វត្ត មណិជោត្យារាម ទ្រព្រះបាទ Wat Thrô Throp Bat - chùa Chông Bát có pháp danh: Manijotayarama, được xây dựng năm 1698 trong khuôn viên rộng 40.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Chông Bát, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Long Trường

វត្ត សេរីវង្សារាម ផ្នោអំពូង Wat Phnô Om Pun - chùa Long Trường có pháp danh: Sirivansarama, được xây dựng năm 1868 trên khuôn viên rộng 25.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Long Trường, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Ba Trạch

វត្ត ពោធិភិរម្យឧត្តមសួស្តី បាត្រាច Wat Pa T'rach - chùa Ba Trạch có pháp danh: Bodhiramayauttamsuosa Ti, được xây dựng năm 1748 trong khuôn viên rộng 27.693 mét vuông, tọa lạc tại ấp Ba Trạch, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Nô Đùng

វត្ត សីមារាម ផ្នោអណ្តូង Wat Phnô On Tôn - chùa Nô Đùng có pháp danh: Simarama, được xây dựng năm 1868 trong khuôn viên rộng 19.420 mét vuông, tọa lạc tại ấp Nô Đùng, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Con Lọp

Wat Cos Thon Lop - chùa Con Lọp có pháp danh: Monikohkey, được xây dựng năm 1758, tọa lạc tại ấp Con Lọp, xã Tân Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Cà Hom

វត្ត លាវចន្ទស្សរារាម ដីក្រហម Wat Đây Cro Hom - chùa Cà Hom có pháp danh: Levcandasararama, được xây dựng năm 1808 với diện tích rộng 20.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Cà Hom, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Vàm Ray

វត្ត កំពង់ពោធីព្រឹក្ស បង្រៃចាស់ Wat BonRay Chas - chùa Vàm Ray có pháp danh: Kambaribodhipriksa, được xây dựng năm 1498 trên khuôn viên rộng 29.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Vàm Ray, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Cà Săng

វត្ត ព្រះឥន្ទឱទ្យាន បង្រៃថ្មី Chùa Cà Săng hay Wat BonGay Thmây có pháp danh:Praindauđayana, được xây dựng năm 1645 trong khuôn viên rộng 46.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Cà Săng, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Trà Tro

វត្ត បន្ទាយប្រជុំពល បន្ទាយក្រ Wat MonThâyCro - chùa Trà Tro có pháp danh: Pandayprajumbala, được xây dựng năm 1838 với diện tích rộng 61.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Trà Tro, xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Trà Kha

វត្ត កេតុបូគម្ភីរសាគរ ផ្នោសង្កែចាស់ Chùa Trà Kha hay Wat Phnô SongKê Chas có pháp danh: Ketupugambhirasagara, được xây dựng 1635 trong khuôn viên rộng 22.256 mét vuông, tọa lạc tại ấp Trà Kha, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Mé Láng

វត្ត សិរីព័ទ្ធជុំគម្ភីរសាគរ ផ្នោសង្កែថ្មី Wat Phnô SongKê Thmây - chùa Mé Láng có pháp danh: Siribadhajumgambhirasagara, được xây dựng năm 1903 với diện tích 57.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Mé Láng, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Phnô Đôn (Chùa Cò)

Hình ảnh
វត្ត វិភាគរាជដួងកែវ ផ្នោដូង Wat Phnô Đôn hay chùa Giòng Lớn có pháp danh: Vibhagaraja Tuonkev, được xây dựng năm 1678 trong khuôn viên rộng 39.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Cây Da, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngoài hay tên gọi trên thì người ta thường gọi là Chùa Cò vì trong khuôn viên chùa có đàn cò, vạc,..hàng ngàn con tụ tập về đây sinh sống đã hơn trăm năm qua. Một số hình ảnh về chùa: Lối vào chùa Pnô Đôn Cột cờ trong ngày lễ Chốk Sâyma Cột Cờ chùa Pnô Đôn Chánh điện chùa Pnô Đôn Sala Wat Pnô Đôn Bên trong chánh điện Tượng phật Thích Ca Mâu Ni Hình vẽ trong chánh điện Rứk SâyMa Tháp hai tầng

Chùa Bà Nhì

វត្ត សុវណ្ណពីជ័យ ជ្រៃគោគ Chùa Bà Nhì hay còn được gọi Wat Chrây Kôt có pháp danh: Savannbijay, được xây dựng năm 1694 trên diện tích 49.400 mét vuông, được tọa lạc tại ấp Bà Nhì, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Bà Giam

វត្ត ឧត្តមភិរីរាជមន្ទីរ បាយ៉ាម Wat Pa Yam hay chùa Bà Giam có pháp danh: Uttamabhirirajamandira, được xây dựng năm 1698 trong khuôn viên rộng 5.538 mét vuông, tọa lạc tại ấp Bà Giam, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Rum Đuôl

វត្ត តាលភិរីឧត្តុង្គមានជ័យសិរីវង្សារាម រំដួល Chùa Rum Đuôl hay chùa Lộ Sỏi có pháp danh: Talabhiriuttungamanjay, được xây dựng năm 1570 trên diện tích 60.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Lộ Sỏi, xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Ba Sát

វត្ត និគ្រោធារាម ជ្រៃប្រាសាទ Chùa Ba Sát hay Wat Chroy PraSat có pháp danh:Nigrodharama, được xây dựng năm 1450 trong khuôn viên rộng 50.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Ba Sát, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Tà Rom

វត្ត សត្តារាមវ័ន តារ៉ម Chùa Tà Rom có Pháp danh: Sattharamavan, được xây dựng năm 1598 với tổng diện tích là 40.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Tà Rom, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Bà Môn

វត្ត សុវណ្ណទេព្វីឯកវិមល្លារាម ដំបងពាក់ Chùa Bà Môn hay Wat Dom Bon Phac có pháp danh: Suvannadebbiekavimallarama, được xây dựng năm 1806 trên khuôn viên rộng 30.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Bà Môn, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa La Bang

វត្ត សុរិន្ទរាជព្រឹក្ស ស្លាប៉ាង Chùa La Bang hay Wat Sla Bang có pháp danh: Surindarajabriksa, được xây dựng năm 1856 trong khuôn viên rộng 45.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp La Bang, xã Đôn Châu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Tha La

Hình ảnh
វត្ត សត្ថរាម កំពង់ស្លា Chùa Tha La hay Wat Com Pong Sala có pháp danh: Sattharama, được xây dựng năm 1699 với diện tích 34.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Tha La, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Chánh điện chùa Tha La Chánh điện chùa khánh thành vào ngày 17 tháng 2 năm 2013 (DL) Tượng phật trong khuôn viên chùa Phù điêu trên vách chánh điện Phật Thích Ca Mâu Ni trong chánh điện Bức họa kể về cuộc đời Đức Phật bên trong chánh điện Cột cờ

Chùa Tháp (Prắs Prang)

វត្ត សុវណ្ណមាលី ព្រះប្រាង្គ Chùa Tháp hay Wat Prắs Prang có pháp danh: Swannmali, được xây dựng năm 1919 trong khuôn viên 19.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Ba Sôi, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Sà Vần

វត្ត លតារ័ន ព្រៃវល្ល៍ Chùa Sà Vần hay là Wat Prây Vo có pháp danh: Latavan, được xây dựng năm 1466 với diện tích 34.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Sà Vần, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Ba Cụm

វត្ត មជ្ឈិមសាល ឫស្សីម្គុំ Chùa Ba Cụm hay Wat Rưk Sây Mkưm có pháp danh: Majjhimasal, được xây dựng năm 1698 trên khuôn viên rộng 31.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Ba Cụm, xã Ngọc Biên, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Ba Tộc

វត្ត ថ្មគោល ក្បាលទូក Chùa Ba Tộc hay Wat Cbal Thuôk có pháp danh: Thmagol, được xây dựng năm 1674 với diện tích 30.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Ba Tộc, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Phnô Prel

Hình ảnh
វត្ត គោបាលនិគ្រោធ ផ្នោព្រាល Wat Phnô Prel hay còn gọi là chùa Nô Rè có pháp danh: Gopalanigrodha, được xây dựng năm 1711 trên khuôn viên rộng 19.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Nô Rè A, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chánh điện được xây dựng mới và khánh thành vào ngày 7 - 8 - 9 tháng 01 năm Giáp Ngọ (năm 2014). Đây là ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo, được xây dựng trang nghiêm, rộng lớn, cao nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của ngôi chánh điện truyền thống. Nét độc đáo thể hiện ở ngôi chánh điện được xây dựng hai tầng. Một số hình ảnh về ngôi chánh điện mới:

Chùa Tà Sất

Chùa Tà Sất (Wat TaSất) có pháp danh: Salabibhakatarama được xây dựng năm 1698 tọa lạc tại ấp Tà Sất C, xã Long Hiệp, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

Chùa Kosla

Hình ảnh
វត្ត កេតុសំរោងទងកប្បព្រឹក្ស កោះស្លា Chùa Kosla có pháp danh Ketusamrondankappabriksa, được xây dựng năm 1899 với diện tích 36.000 mét vuông, tọa lạc tại ấp Kosla, xã Thanh Sơn, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Ngôi chánh điện Đắp núi cát trong dịp lễ Chôl Chnam Thmây Hình chụp tháng 04/2014